top of page
Tìm kiếm
  • phuctho64960

Mách bạn cách phân biệt các dòng dầu nhớt thủy lực đang có trên thị trường



1. Dầu thủy lực là gì?


Dầu thủy lực là loại dầu nhớt sử dụng riêng cho các hệ thống thủy lực, nó được pha chế theo công nghệ ưu việt dầu gốc cao cấp kết hợp với các chất phụ gia đa năng có công dụng truyền dẫn năng lượng. Bên cạnh đó thì dầu nhớt thủy lực còn dùng để bôi trơn làm giảm ma sát giúp cho sự chuyển động giữa các thành phần được mượt mà, hiệu quả hơn. Khi sử dụng dầu thủy lực bạn cần lưu ý các yếu tố sau đây: Điều kiện thời tiết ở nơi thiết bị đang sử dụng, các mục đích sử dụng của bộ phận thủy lực trong hệ thống truyền động và độ nhớt của dầu thủy lực dùng để bôi trơn hệ thống, làm mát, chống bào mòn, chống gỉ các chi tiết của máy móc để đảm bảo thiết bị hoạt động chính xác và ổn định.



Hoạt động của nhiều máy móc công nghiệp được điều khiển bởi hệ thống thủy lực (hydraulic system), một hệ thống sử dụng chất lỏng để truyền áp lực. Thông thường, dầu bôi trơn và đôi khi nước được sử dụng để truyền áp suất. Dầu bôi trơn không chỉ có tác dụng truyền áp suất và điều khiển dòng chảy mà còn tối thiểu hóa lực ma sát và sự mài mòn của những phần chuyển động và bảo vệ bề mặt kim loại không bị rỉ sét.


2. Phân loại dầu nhớt thủy lực?

Dầu nhớt thủy lực được chia làm 4 loại khác nhau:

- Dầu nhớt thủy lực phân hủy sinh học.

- Dầu nhớt thủy lực chống cháy không pha nước.

- Dầu nhớt thủy lực gốc khoáng.

- Dầu thủy chống cháy pha nước.

Trong đó dầu thủy lực gốc khoáng được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 80%

Trong đó chiếm khoảng 80% thị trường là dầu thủy lực gốc khoáng. Còn lại thì ba loại dầu thủy lực khác thì có sức tiêu thị ít hơn, chỉ chiếm 20% tổng lượng dầu thủy lực trên thị trường.




HH Dầu khoáng tinh chế không có phụ gia


HL Dầu khoáng tinh chất chứa phụ gia chống gỉ chống oxy hóa


HM Kiểu HL có cải thiện tính chống mòn


HR Kiểu HL có cải thiện chỉ số độ nhớt


HV Kiểu HM có cải thiệu chỉ số độ nhớt


HG Kiểu HM có chống kẹt, chống chuyển động trượt chảy


HS Chất lỏng tổng hợp không có tính chất chống cháy đặc biệt


HFAE Nhũ tương dầu trong nước chống cháy, có 20% KL các chất có thể cháy được


HFAS Dung dịch chống cháy của hóa chất pha trong nước có tối thiểu 80% kl nước


HFB Nhũ tương chống cháy của nước trong dầu có tối đa 25% kl các chất có thể cháy được


HFC Dung dịch chống cháy của polyme trong nước, có tối thiểu 35% nước


HFDR Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên cơ sở este của axit photphoric.


HFDS Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên cơ sở clo-hidrocacbon


HFDT Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên sơ sở hỗn hợp HFDR và HFDS


Dầu nhớt thủy lực gốc khoáng, là nổi bật nhất khi dùng cho hầu hết các hệ thống thủy lực chính vì bản thân chúng là những dầu thủy lực ưu việt. Thông thường, những sản phẩm độ nhớt cao đặc biệt phù hợp để sử dụng ở điều kiện nhiệt độ thấp. Tất cả dầu đều có chất phụ gia, ví dụ như chống ăn mòn, chống oxy hóa và chống rỉ sét.

3. Tác dụng của dầu nhớt thủy lực

- Truyền tải năng lượng và truyền chuyển động: Dầu thủy lực có tác dụng truyền tải năng lượng và truyền chuyển động, giúp hệ thống thủy lực hoạt động chính xác theo yêu cầu đề ra.

- Bôi trơn: là vai trò quan trọng nhất của dầu nhớt thủy lực. Khi mà hệ thống thủy lực được cấu thành từ rất nhiều thiết bị như các van an toàn, động cơ, cấu trúc chỉ thị lưu lượng, áp suất và bơm thủy lực,... Trong lúc hệ thống thủy lực hoạt động thì lực ma sát được sinh ra giữa các bộ phận này với nhau là vô cùng lớn. Chính vì lý do đó nên dầu thủy lực được thiết kế để giúp cho piston chuyển động lên xuống nhịp nhàng, êm ái trong lòng xi-lanh.

- Giải nhiệt: Khi hệ thống máy móc có tần suất hoạt động liên tục thì nhiệt lượng sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu là rất lớn. Chính quy trình luân chuyển liên tiếp mà dầu thủy lực sẽ có tác dụng làm mát, giải nhiệt giúp cải thiện được tình trạng quá nhiệt của hệ thống thủy lực

- Làm kín: Trong quá trình hoạt động, dầu nhớt có thể xem như một lớp đệm mềm không định hình giúp che kín các khe hở giữa piston và thành xi-lanh để giảm áp suất thoát ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu.

- Làm sạch: Quá trình đốt cháy nhiên liệu của hệ thống thủy lực sẽ sản sinh ra muội đọng lại trong hệ thống.

Hệ thống thủy lực khi trong quá trình đốt nhiên liệu thì sẽ sản sinh ra muội nằm đọng lại bên trong thiết bị. Khi đó, dầu nhớt thủy lực sẽ có nhiệm vụ cuốn đi và làm sạch cặn bám này. Các cặn bẩn sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu được giữ lơ lửng trong dầu, nhờ đó giúp giảm thiểu những hư hại của các bộ phận của hệ thống thủy lực do muội bẩn gây ra.

- Chống gỉ sét: Được bao bọc bởi một lớp dầu mỏng trên bề mặt sẽ giúp các chi tiết kim loại trong hệ thống thủy lực hạn chế sự xúc tiếp với không khí, tránh được hiện tượng oxy hóa dẫn đến han gỉ.

4. Đánh giá chỉ số độ nhớt của dầu thủy lực

Độ nhớt chính là đặc trưng cơ bản của dầu thủy lực. Độ nhớt được đánh giá theo tiêu chuẩn ISO VG – ISO GRADE. Chỉ số ISO VG càng cao thì độ nhớt càng cao.


- Dầu thủy lực 15: Loại dầu có chỉ số ISO VG 15.

- Dầu thủy lực 22: Dầu có chỉ số ISO VG 22 dùng cho ngành hàng không.

- Dầu thủy lực 32: Dầu thủy lực có chỉ số ISO VG là 32 dùng cho máy công cụ, truyền tải năng lượng với công suất nhỏ.

- Dầu thủy lực 46: Dầu có chỉ số ISO VG là 46, dùng cho máy ép, máy nâng hạ hàng tấn, chục tấn.

- Dầu thủy lực 68: Dầu có chỉ số ISO VG là 68, dùng cho máy xúc, máy công trường vài chục tấn.

- Dầu thủy lực 100: Chuyên dùng cho máy siêu trọng, siêu khủng.

5. Cách lựa chọn nhớt thủy lực phù hợp.

Có hai yếu tố để lựa chọn sử dụng dầu nhớt thủy lực đó là:

- Thời tiết nơi thiết bị sử dụng và Các yêu cầu của bộ phận thủy lực sử dụng trong hệ thống truyền động thủy lực.

- Độ nhớt: Sau khi chọn chủng loại dầu thủy lực phù hợp, bạn cần phải lựa chọn cấp độ nhớt của dầu cho phù hợp với khoảng nhiệt độ làm việc của thiết bị thủy lực. Theo ISO, cấp độ nhớt của dầu chỉ thị độ nhớt động lực học của dầu ở 40°C.


Ví dụ: dầu thủy lực phẩm cấp VG46 có độ nhớt động học (kinematic viscosity) là 46 cst (centistokes) tại nhiệt độ (dầu làm việc) 40°C. Có rất nhiều yêu cầu chất lượng khác nhau đối với dầu thủy lực nhưng điều quan trọng nhất trong số đó là độ nhớt của dầu không thay đổi nhiều với sự thay đổi của nhiệt độ.


6. Dầu nhớt thủy lực Shell

Để đáp ứng thách thức của nhiều loại thiết bị và ứng dụng thủy lực khác nhau, Shell đã tạo ra các dòng sản phẩm dầu thủy lực cho phép bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Các dòng sản phẩm này bao gồm từ công nghệ tổng hợp cho tuổi thọ cực dài, có thể gấp bốn lần tuổi thọ tiêu chuẩn cho đến các dòng sản phẩm gốc khoáng tinh chế tin cậy giúp tiết kiệm chi phí dùng trong những ứng dụng ít khắt khe hơn. Các loại dầu thủy lực Shell trên thị trường hiện nay gồm các dòng sản phẩm tiêu biểu: Shell Tellus S2 MX, Shell Tellus S2 VX, Shell Tellus S2 M32, Shell Tellus S2 M46, Shell Tellus S2 M68,...


Lời Kết

Trên đây là một số thông tin quan trọng để giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm dầu nhớt thủy lực. Để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn về việc lựa chọn sản phẩm dầu nhớt thủy lực Shell chất lượng phù hợp nhất, quý khách vui lòng liên hệ với Dầu Nhớt Phúc Thọ để được giải đáp.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu ngay về top 3 dầu nhớt thủy lực Shell nổi bật nhất trên thị trường hiện nay.

22 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page